24h購物| | PChome| 登入
2013-02-22 09:46:38| 人氣905| 回應0 | 上一篇 | 下一篇

枯葉劑

推薦 0 收藏 0 轉貼0 訂閱站台


橙劑(Agent Orange,或稱橘劑、落葉劑、枯葉劑、落葉橘),為美軍在越南戰爭時期對抗採取叢林戰的越共使用的除草劑,可使樹葉掉落。

橙劑得名於其封裝在橙色條紋55加侖(210公升)的圓桶中以運送。其主要成份為第一類致癌物質TCDD(戴奧辛的一種)。

主要製造商包括陶氏化工、孟山都等。

橙劑是一種除草劑,在越南戰爭中被美軍用作生化武器。被稱為「橙劑」的除草劑因為包含有劇毒的化學物質二惡英而對人體造成了巨大傷害,在戰爭結束之後,越南出生的許多畸形嬰兒以及出現的許多怪病就是與此有關..........

美萊村屠殺(越南語:Thảm sát Mỹ Lai)

由於照片過於血腥 我 不想 PO 上來~如果想看的朋友可以在維基百科中看
連結位置:
http://zh.wikipedia.org/wiki/Category:%E7%BE%8E%E5%9B%BD%E6%88%98%E4%BA%89%E7%BD%AA%E8%A1%8C

美萊村屠殺是越戰期間美軍老虎部隊由於懷疑村民掩護越共逃亡,於1968年3月16日在越南廣義省的美萊村(My Lai)進行的屠殺。男女老幼都被槍殺,亦有女性被輪姦和屍體被肢解。隔天美國陸軍部的官方報紙《星條旗報》(Stars and Stripes)頭條新聞登出:「美軍包圍赤色分子,殺死128人」。屠殺事件被掩蓋了一年多,直到先後幾個美國士兵寫信反映自己所在部隊的暴行並最後提到這個慘絕人寰的米萊村大屠殺。這件屠殺慘案可以認為是越戰的分水嶺,它推動美國國內的反戰情緒不斷走向高潮,美國政府也從真相披露的這一年(1969年)開始逐漸減少越南軍隊數量。
至於遇難者人數,根據不同的資料來源,美萊村越南平民的實際死亡數目也各不相同。美國軍方的官方報告稱,一共死亡了168人,其中20%是越南平民。
越南的官方報告則稱,住在村裡的900名平民中,有568名被殺害。
而《紐約時報》的一條消息則稱,雙方政府私下同意,死亡數目在400人到500人之間。

 
這張照片拍攝完之後,照片中的人立刻就被殺掉了美萊村屠殺的消息被美國陸軍封鎖了一年,後來由美國記者西莫·赫許(Seymont Hersh)所揭發,1969年11月12日《紐約客》(New Yorker)雜誌刊出屠殺新聞,導致美國境內反戰情緒高漲,國際社會譁然,一致以「道德破產」加以責難。赫希於1970年獲得普利茲國際報導獎。

1971年3月31日美國軍事法庭因美國陸軍中尉威廉·凱利下令開火而判處終身監禁,然而經上訴後被減刑至四個半月。另有二十五人被起訴,但全部無罪釋放。

1967年12月,美軍第11輕步兵旅第20志願步兵團第一營的C連(Charlie Company)抵達南越,雖然他們的第一個月里沒有與敵軍發生任何直接的交火,但後面的幾個月里直到1968年3月中旬,他們卻連續遭到了28次襲擊,包括小陷阱和地雷,一些人因此而受傷,並且有5個死於這些小衝突。

春節攻勢(Tet Offensive)發生在1968年1月份,越南農曆春節之際(越南使用的農曆與中國一樣,也過春節)。當時美軍情報認為撤退了的越南民族解放陣線第48營正躲藏他們所在的地方。

1968年3月15日,在發動這起攻擊的前夜,美國陸軍上尉恩斯特·麥迪那在作戰指示會上告訴他的手下士兵說,北越第48營就駐紮在被他們稱為「平克維爾」的美萊村,幾乎村子裡所有的居民都會在大概早晨七點的時候離開村子去集市,所有留在村子裡的人都將視為民族解放陣線人員或他們的支持者。

麥迪那當時到底是如何下的命令,對此,連隊里存在著矛盾尖銳的不同看法。有個士兵後來作證說,麥迪那命令連隊「殺死村裡的一切活口」。另一個士兵則說,麥迪那命令不要抓俘虜。但是,有7個人肯定麥迪那沒有下殺死婦女和兒童的命令。麥迪那還被問到過,這是否包括可以殺婦女和兒童,在場的人後來也對麥迪那的原話給出了不同的陳述。包括排長在內的一些人後來作證說他們所理解的是「殺死所有游擊隊員和北越戰士以及『可疑人員』(包括婦女和兒童,甚至動物),燒毀房屋,炸毀地下掩體和地道」。也有人認為麥迪那說了「他們都是越共,去殺了他們」,並且在聽到「誰是我的敵人?」的問題後回答:「敵人就是從我們身邊跑開,躲著我們,看起來像敵人的任何人。如果一個男人在跑,直接開槍射擊;而如果一個女人拿著來複槍在跑,也直接開槍。」

查理連負責進入這個小村莊,由一排作為先頭部隊。另外兩個連主要由特遣部隊組成,負責在村莊周圍布置警戒線戒嚴。

殺戮1968年3月16日的早晨,C連在短程炮兵和武裝直升機的掩護下來到了美萊村。儘管一路上美軍並未發現任何敵人,但是許多士兵仍舊懷疑在越共的妻子或年邁父母家裡的地下藏著民族解放陣線士兵。於是,這些美國大兵們,包括由威廉·凱利少尉率領的一排,就開始朝著他們認為有敵人的地方肆意地開槍。

在第一個平民被不分青紅皂地殺掉之後,士兵們就開始用槍、手雷、刺刀等放開手對村子裡所有的人和動物實施暴行。屠殺的範圍不斷擴大,美軍每殺一個人就變得更為殘忍。BBC新聞如此描述屠殺場景:「成堆的人被聚集到水渠里或者其他地方,然後被美軍用自動武器殺掉。」在村子中央,大約70-80個人的人群,被一排包圍起來,然後凱利下令將他們全部殺掉。凱利還從不肯服從命令殺平民的下屬手上奪過機槍屠殺了另外兩群人。二排在向美萊村北半部和Binh Tay村(位於美萊村往北400米左右的一個小村)掃蕩的過程中,殺了至少60至70個越南人。不過第二排因為地雷和陷阱而有一個人死亡、七個人受傷。1排和2排「清洗」過一遍之後,3排負責處理任何「有生力量」。於是3排就立刻開始屠殺所有他們能找到的活著的人和動物。包括之前藏起來又出現了的,躺在死人堆里呻吟的。3排還把大概7到12個婦女和兒童聚集起來進行掃射屠殺。

直升機介入有美軍偵察直升機目擊屠殺經過。機師休斯·湯普森(Hugh Thompson)發現美萊村血流成河,於是降落查看。直升機於一條壕溝旁降落,湯普森發現整條壕溝都是屍體和傷者。湯普森請一名陸軍中士大衛·米切爾(David Mitchell)幫忙把傷者從壕溝抬出,米切爾卻表示會幫傷者解脫。湯普森感到震驚,並向中尉威廉·凱利(William Calley)查詢。凱利表示只是服從命令。湯普森駕走直升機時,見到有美軍向壕溝開槍。其後,在上空,湯普森見有美軍正向平民靠近。湯普森連忙降落並指示機員,如果美軍向平民開火,他們就要向美軍開火。湯普森則把平民分兩批用直升機載走。Frederic W. Watke少校稱發生的事為「謀殺」和「不必要的殺戮」,在過程中湯普森一直試著呼叫救援來村裡幫助傷者。

掩蓋與調查第一份戰事報告里聲稱,在經過一番激烈的交火後,美軍在美萊村共殺死128名越共和22名平民。軍事援助司令部(Military Assistance Command)的威廉·威斯特摩蘭(William C. Westmoreland)將軍稱讚這是一次「傑出的勝利」。正如隔天美國陸軍部的官方報紙《星條旗報》(Stars and Stripes)頭條新聞所報導的:「美軍經過一整天的浴血奮戰,消滅了128名越共分子」。

對美萊村行動的最早的調查是由第11輕步兵旅指揮官亨德森(Henderson)上校奉美軍主任參謀George H. Young少將的命令所進行的。亨德森與參與行動的幾名士兵進行了交流,然後於4月末寫了一份書面報告,認定行動中的22名村民是無意中殺死的。美國軍方此時仍舊將此事件描述為一次剿滅128名敵軍士兵的軍事勝利。事件6個月後11旅的士兵Tom Glen寫了封信給Creighton Abrams將軍揭發此事 69年3月,C連的成員Ronald Ridenhour另寫了一份長信給尼克森,參聯會,國務院,五角大樓和數名國會成員。除了國會議員Morris Udall外大多數信都沒有迴音。9月份William R. Peers將軍被任命對事件和掩蓋行為進行全面調查,他的最終報告於1970年完成,對C連人員和參與掩蓋的高官提出了嚴厲批評。報告中說「1排的人殺害了175-200名越南男人女人和兒童,其中只有3-4名確認為越共。儘管還有無武裝的越共(男人女人和兒童)藏在他們中間,另外還有很多的同情者和支持者,唯一一名受傷的士兵是由於武器走火。」

軍事法庭審判1970年11月17日,美國聯邦軍隊起訴了14名軍官,包括第23步兵師最高將領塞穆爾·考斯特(Samuel W. Koster),緣由是他們掩蓋了與美萊村事件的真相。然而大部分起訴都夭折了。最後只有步兵旅指揮官亨德森因掩蓋事實而受審,但他1971年12月17日被宣布無罪釋放。儘管凱利聲稱他是從麥地那上尉處得到命令的,他被判處無期徒刑和苦役,之後尼克森總統下令將他取保釋放,後來他被判三年半在家監禁。

另外一場審判中麥地那中尉否認了對他的指揮責任的指控。但是之後他承認隱瞞證物和謊報被殺人數。陸軍部長Howard Callaway 在紐約時報採訪中說凱利被減刑是因為他真的相信他是在執行命令。

倖存者美萊村屠殺發生40多年後,2008年3月16日,包括遇難者的家人和美國的退伍老兵們在內的共1000多人來到美萊村,紀念那些在越戰最臭名昭著的一章中不幸死去的人們。

影響與分析一些軍事觀察家分析美萊大屠殺後認為,軍隊需要有更加優秀的人才來提供強有力的領導。隨著越戰的進行,前線那些訓練有素、經驗豐富的職業軍人的數目也隨著傷亡和戰鬥而不斷減少。另外一些人認為是美軍實行的消磨戰略下,軍方偏重於殲敵屍體數造成的此事件。而且五角大樓已經形成了「隱瞞習慣」。

相關人員
威廉·凱利2009年8月19日,威廉·凱利第一次發表公共演說表達自己的歉意與懺悔。在喬治亞州哥倫布同濟會(Kiwanis Club)一次會員聚會中,他說:「我生命中沒有任何一天不為那天發生在美萊村的事情而悔恨自責。我愧對那些被殺的人、愧對他們的家人,也愧對捲入本案的美軍士兵和他們的家人。我真的很抱歉。」

C連1排中士麥可·本哈德特(Sergeant Michael Bernhardt) 拒絕參與屠殺平民。麥迪那還威脅他,讓他不要向國會議員寫信曝光屠殺真相。結果,據說麥可被派去執行更危險的任務,如外出巡邏時站崗。後來他在多次採訪中向新聞媒體曝光了更多屠殺現場的細節,並且作為對麥迪那審訊的起訴檢舉人出庭作證。在法庭上他受到被告麥迪那的辯護律師F. Lee Bailey的猛烈詰問。

Herbert Carter 他說自己為了搭乘醫療直升機離開這個村子而開槍打傷了自己的腳。當然他當時聲稱自己是在擦槍的時候不小心走火而射到腳的。他是整個行動中唯一受傷的美國士兵。
[编辑] 直升機組人員因為其行為,湯普森本人後來獲得了優異飛行十字勳章和銅星勳章。另一機員 Andreotta也得到了勳章並於68年4月戰死。1969年美國國會對事件展開調查。湯普森作證時被國會議員猛烈抨擊。國會主席李華斯(L. Mendel Rivers)更表示湯普森應是唯一受罰的美軍,因為他下令向美軍瞄準。到後來,三名機組人員普遍被視為美國的英雄1998年3月10日上院議員Max Cleland在上院發表正式的向湯普森,柯本和Andreotta三機員的致敬詞, Cleland 說他們 "是真正的最傑出的美國愛國精神的體現"[8]2006年1月6日,湯普森以62歲癌症死亡,他的葬禮有全套軍禮,三槍鳴響和直升機飛過。國會議員 Charles Boustany於2月發表演說紀念,說「美國失去了一個真正的英雄,路易西安納州失去了一個領員者和好朋友。」

照片與其他許多在越南的行動一樣,這次屠殺也有美軍相關人員進行拍照。被用的最多的那些照片是由美軍「公共信息派遣隊」的一名隨軍攝影師羅納德·黑伯爾(Ronald Heaberle)在那天跟隨查理連的時候拍攝的。他使用美軍提供的相機拍攝的黑白照片由於受到美軍的審查制度約束,所以在軍隊報紙上發布的時候沒有與越南的傷亡人員有關的照片。不過,在查理連瘋狂殺戮的當天,他還用自己的相機拍攝了一些彩色照片,真實地記錄了當天的狀況。這些照片他一直保存著,到後來賣給了媒體。

媒體1989年,英國約克郡電視台播出了紀錄片《美萊村的四小時》(Four Hours in My Lai)。節目通過採訪當年的越南和美國的現場目擊者,揭露了關於美萊大屠殺的新證據。

=================================================================================
Scorpion32 摘自 WiKi 百科,美國的戰爭暴行~

依據個人看法是大國見不得另外一種聲音掘起,感覺無利益可圖。想盡一切辦法予以破壞~
越戰以前在電影看到在藍波的商業利益引導下,感覺越共的不仁道或可惡,但在眾多的文獻及影像照片的記錄下~事實會出現的 ! 在越南胡志明市戰爭博物館中有一個統計......美國軍方在越戰行動中,所耗費的人員及物資是二次大戰的數倍(真不知所謂何由~?之後戰爭所留下的武器,皆轉賣之鄰近國家,屢見不鮮~台灣/日本/菲律賓.....)!最近又是故意在挑起亞洲地區的相互的對立,以可由中獲取利益可見一般,這種國家真的值得我們與其共舞 - 以利字當頭的流氓國家嗎 ? By Scorpion32
以下是越文敘述......
=================================================================================


Chất độc da cam

Chất độc da cam (viết tắt: CĐDC, tiếng Anh: Agent Orange - Tác nhân da cam) là tên gọi của một loại chất thuốc diệt cỏ và làm rụng lá cây được quân đội Hoa Kỳ sử dụng tại Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Chất này đã được dùng trong những năm từ 1961 đến 1971 và nhiều người cho rằng đã làm tổn thương sức khỏe của những người dân thường cũng như binh lính Việt Nam, lính Mỹ cũng như lính Úc, Hàn Quốc, Canada, New Zealand có mặt như quân đồng minh của Mỹ mà có tiếp xúc với chất này, cũng như con cháu họ.

Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, mục đích quân sự chính thức của CĐDC là làm rụng lá cây rừng để quân đội du kích Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam không còn nơi trốn tránh. CĐDC là một chất lỏng trong; tên của nó được lấy từ màu của những sọc được vẽ trên các thùng phuy dùng để vận chuyển nó. Quân đội Hoa Kỳ còn có một số mã danh khác để chỉ đến các chất được dùng trong thời kỳ này: "chất xanh" (Agent Blue, cacodylic acid), "chất trắng" (Agent White, hỗn hợp 4:1 của 2,4-D và picloram), "chất tím" (Agent Purple) và "chất hồng" (Agent Pink).

Đến năm 1971, CĐDC không còn được dùng để làm rụng lá nữa; 2,4-D vẫn còn được sử dụng để làm diệt cỏ. 2,4,5-T đã bị cấm dùng tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác.

Thảm sát Mỹ Lai hay thảm sát Sơn Mỹ là một tội ác chiến tranh của Lục quân Hoa Kỳ gây ra trong thời gian Chiến tranh Việt Nam. Vào ngày 16 tháng 3 năm 1968 tại khu vực thôn Mỹ Lai thuộc làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, các đơn vị lính Lục quân Hoa Kỳ đã thảm sát hàng loạt 504 dân thường không có vũ khí, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Trước khi bị sát hại, nhiều người trong số các nạn nhân còn bị cưỡng bức, quấy rối, tra tấn, đánh đập hoặc cắt xẻo các bộ phận trên cơ thể[5]. Vụ việc đã bị che giấu cho tới cuối năm 1969 và ngoại trừ một chỉ huy cấp trung đội thì không có bất cứ sĩ quan hay binh lính Hoa Kỳ nào bị kết tội sau vụ thảm sát này.

Trong tiếng Anh, vụ thảm sát này có tên My Lai Massacre, Son My Massacre hoặc Pinkville, trong đó Pinkville là tên địa danh của quân đội Hoa Kỳ đặt cho khu vực Mỹ Lai. Sự kiện thảm khốc này đã gây sốc cho dư luận Mỹ, Việt Nam, và thế giới, hâm nóng phong trào phản chiến và là một trong các nguyên nhân dẫn tới sự triệt thoái của quân đội Hoa Kỳ khỏi Việt Nam năm 1972.

Đại đội Charlie thuộc Tiểu đoàn số 1, Trung đoàn bộ binh số 20, Lữ đoàn bộ binh số 11, Sư đoàn bộ binh số 23, Lục quân Hoa Kỳ, tới Nam Việt Nam tháng 12 năm 1967. Trong tháng đầu tiên tại Việt Nam họ không có cuộc chạm trán nào với đối phương. Tính cho đến giữa tháng 3 năm 1968, thương vong của đơn vị này là 5 người chết, 23 người bị thương, trong đó phần lớn binh sĩ thiệt mạng vì mìn và bẫy.

Trong thời gian diễn ra Sự kiện Tết Mậu Thân (tháng 1 năm 1968), Tiểu đoàn 48 của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (thường được quân đội Hoa Kỳ gọi là Việt Cộng) đã tiến hành một số cuộc tấn công trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Tình báo Mỹ cho rằng sau Sự kiện Tết Mậu Thân, Tiểu đoàn 48 đã rút lui về ẩn náu tại địa bàn làng Sơn Mỹ thuộc tỉnh này, cụ thể là các thôn Mỹ Lai 1, 2, 3 và 4.

Lục quân Hoa Kỳ quyết định tổ chức một cuộc tấn công lớn vào các làng bị nghi ngờ này. Đại tá Oran K. Henderson ra lệnh cho các sĩ quan cấp dưới "đánh mạnh vào đây, tiến gần kẻ địch và xóa sạch chúng". Trung tá Frank A. Barker ra lệnh cho các chỉ huy của Tiểu đoàn 1 đốt các ngôi nhà, giết sạch gia súc, phá hủy các kho lương thực và giếng nước

Vào hôm trước của cuộc tấn công, tại cuộc họp chiến thuật của Đại đội Charlie, đại úy Ernest Medina thông báo cho lính của mình rằng gần như mọi dân làng sẽ ra chợ vào lúc 7 giờ sáng, tất cả những ai còn ở lại đều là lính Việt Cộng hoặc người giúp đỡ Việt Cộng. Một số binh sĩ của đại đội Charlie sau này đã khai rằng mệnh lệnh của Medina theo như họ hiểu là giết toàn bộ du kích, lính Việt Cộng và những ai "khả nghi" (bao gồm cả phụ nữ, trẻ em), đốt trụi làng và đầu độc các giếng nước.

Trung đội 1 được chỉ định là đơn vị xung kích của Đại đội Charlie trong cuộc tấn công. Ngoài Charlie, còn có 2 đại đội khác có nhiệm vụ bao vây làng Sơn Mỹ.

[sửa] Vụ thảm sát“ Vài người cố dậy và bỏ chạy. Họ không thể và ngã xuống. Tôi nhớ có một người phụ nữ, chị ta đứng dậy và cố gắng làm việc đó - cố gắng chạy - với một đứa bé trên tay. Nhưng chị không thể. ” 

Sáng ngày 16 tháng 3, sau một đợt công kích dọn chỗ ngắn bằng pháo và súng máy bắn từ trực thăng, Đại đội Charlie đổ bộ vào làng Sơn Mỹ. Các binh sĩ của đơn vị này không tìm thấy bất cứ lính Việt Cộng nào trong làng, thay vào đó chỉ có những người dân thường, phần lớn là phụ nữ và trẻ em, đang cố gắng tìm chỗ ẩn nấp trước cuộc càn quét của quân đội Mỹ. Trung đội của thiếu úy William Calley bắt đầu xả súng vào các "địa điểm tình nghi có đối phương", những người dân thường đầu tiên bị giết chết hoặc bị thương bởi các loạt đạn bừa bãi này. Sau đó lính Mỹ bắt đầu hủy diệt tất cả những gì chuyển động, người, gia súc, gia cầm... Họ bị giết bằng các loạt súng, bằng lưỡi lê hoặc bằng lựu đạn với mức độ tàn bạo mỗi lúc một cao. Đài BBC News mô tả lại cảnh này:

Binh lính bắt đầu nổi điên, họ xả súng vào đàn ông không mang vũ khí, đàn bà, trẻ em và cả trẻ sơ sinh. Những gia đình tụm lại ẩn nấp trong các căn lều hoặc hầm tạm bị giết không thương tiếc. Những người giơ cao hai tay đầu hàng cũng bị giết... Những nơi khác trong làng, nỗi bạo tàn [của lính Mỹ] mỗi lúc chồng chất. Phụ nữ bị cưỡng bức hàng loạt; những người quỳ lạy xin tha bị đánh đập và tra tấn bằng tay, bằng báng súng, bị đâm bằng lưỡi lê. Một số nạn nhân bị cắt xẻo với dấu "C Company" ("Đại đội C") trên ngực. Đến cuối buổi sáng thì tin tức của vụ thảm sát đến tai thượng cấp và lệnh ngừng bắn được đưa ra. Nhưng Mỹ Lai đã tan hoang, xác người la liệt khắp nơi.

Vài chục người bị dồn vào một mương nước và xả súng giết chết, một số chỗ khác cũng xảy ra những giết hàng loạt như vậy[16]. Một nhóm lớn gồm khoảng 70 hoặc 80 dân làng nằm trong vòng vây của Trung đội 1 ở trung tâm làng bị Calley đích thân giết hoặc ra lệnh cho cấp dưới giết. Các binh sĩ của Trung đội 2 đã giết ít nhất từ 60 đến 70 dân làng bao gồm cả đàn ông, đàn bà và trẻ em trong khi đơn vị này càn qua nửa phía bắc của thôn Mỹ Lai 4 và Bình Tây.

Sau cuộc càn quét đầu tiên của Trung đội 1 và 2, Trung đội 3 được lệnh giải quyết bất cứ sự "kháng cự còn lại" nào. Ngay lập tức lính Mỹ giết tất cả những người và gia súc còn sống nhưng không may bị họ tìm được. Ngay cả những người giơ tay đầu hàng từ chỗ ẩn nấp hoặc những tiếng rên cất lên từ các đống xác người cũng bị những lính Mỹ này "giải quyết". Trung đội 3 cũng là đơn vị bao vây và giết một nhóm khoảng từ 7 đến 12 dân thường chỉ gồm phụ nữ và trẻ em.

Vì Đại đội Charlie không gặp bất cứ sự kháng cự nào của "quân địch", Tiểu đoàn 4 thuộc Trung đoàn bộ binh số 3 bắt đầu chuyển hướng càn quét sang các xóm của thôn Mỹ Khê 4 và giết khoảng 90 dân thường. Có một binh sĩ Mỹ chết và 7 người khác bị thương vì mìn và bẫy cá nhân. Trong vòng 2 ngày tiếp theo, các đơn vị lính Mỹ tiếp tục việc đốt phá các làng xóm và tra tấn những người bị bắt. Các lính Mỹ nếu không tham gia vào các tội ác thì cũng không phản đối hoặc báo cáo lại nó với cấp trên.

Có thể nói đa phần lính trong đơn vị tôi không coi dân Việt Nam là người 

[sửa] Hành động giải cứu 
Người đàn ông và đứa bé. Cả hai đều đã bị giết.
Ảnh của Ronald L. Haeberle“ Quang cảnh phía dưới trông như một bể máu! Cái quái gì đang xảy ra vậy? 

Chuẩn úy Hugh Thompson, Jr., phi công trực thăng 24 tuổi thuộc đơn vị trinh sát trên không, ngay khi bay qua làng đã chứng kiến cảnh tượng khủng khiếp: Vô số xác người chết, tất cả đều chỉ là trẻ con, phụ nữ và người già, không hề có dấu hiệu của người thuộc độ tuổi tòng quân hay vũ khí ở bất cứ đâu. Đội bay của Thompson tận mắt nhìn thấy đại úy Medina đá và bắn thẳng vào đầu một phụ nữ không có vũ khí (Medina sau này tuyên bố người phụ nữ có mang một quả lựu đạn). Sau khi chứng kiến những cảnh kinh hoàng này, đội bay Thompson cố gắng thực hiện các cuộc điện đàm để cứu những người bị thương. Chiếc trực thăng của họ hạ cánh xuống một cái mương dầy xác người, trong đó vẫn còn người cử động. Thompson đề nghị một sĩ quan cứu người đó ra khỏi cái mương, viên sĩ quan này trả lời anh ta sẽ "giúp họ thoát khỏi nỗi khốn khổ". Cho rằng đây là một câu đùa, chiếc trực thăng của Thompson cất cánh, ngay lúc đó một người của phi đội thốt lên "Chúa ơi, anh ta đang xả súng vào cái mương".

Thompson sau đó nhìn thấy một nhóm dân thường (lại chỉ bao gồm phụ nữ, trẻ em và người già) trong một căn hầm tạm đang bị lính Mỹ tiếp cận. Chiếc trực thăng của phi đội Thompson hạ cánh và cứu được khoảng từ 12 đến 16 người trong căn hầm. Phi đội Thompson sau đó còn cứu được một đứa bé toàn thân đầy máu nhưng vẫn sống sót từ trong cái mương đầy xác người. Thompson sau đó đã báo cáo lại những gì anh nhìn thấy cho chỉ huy của mình, thiếu tá Watke, trong báo cáo Thompson đã dùng những cụm từ như "murder" (giết người) và "needless and unnecessary killings" (sát hại vô cớ và không cần thiết). Báo cáo của Thompson được các phi công và phi đội khác xác nhận.

Năm 1998 tại thủ đô Washington D.C., ba cựu sĩ quan thuộc phi đội Thompson gồm chỉ huy phi đội Glenn Andreotta, phi công Hugh Thompson và xạ thủ Lawrence Colburn đã được trao tặng Soldier's Medal (Huy chương Chiến sĩ) vì hành động ngăn cản đồng đội giết dân thường.

[sửa] Hậu quả 
Hai mẹ con.Ảnh của Ronald L. Haeberle“Khi rời làng, tôi chẳng còn thấy một ai sống sót.” 

Do hoàn cảnh hỗn loạn khi vụ thảm sát xảy ra và việc Lục quân Hoa Kỳ không thực hiện thống kê chính xác số nạn nhân, người ta không biết được hoàn toàn chính xác số dân thường bị lính Mỹ giết hại tại Mỹ Lai. Con số ghi lại tại Khu chứng tích Sơn Mỹ là 504 dân thường từ 1 tuổi đến 82 tuổi. Con số do phía Mỹ đưa ra thấp hơn, 347 nạn nhân.

[sửa] Che giấu và điều traNhững báo cáo đầu tiên của các đơn vị lính Mỹ đã tuyên bố rằng "128 Việt Cộng và 22 dân thường" bị giết tại làng sau "cuộc đọ súng ác liệt". Theo báo Stars and Stripes của Lục quân Hoa Kỳ vào thời điểm đó đưa tin thì "Bộ binh Hoa Kỳ đã giết 128 Cộng sản sau một trận đánh đẫm máu kéo dài 1 ngày".

Cuộc điều tra đầu tiên về chiến dịch Mỹ Lai được thiếu tướng George H. Young giao cho đại tá Henderson, sĩ quan chỉ huy của Lữ đoàn bộ binh nhẹ số 11 phụ trách. Henderson đã thẩm vấn một số binh lính tham gia vụ thảm sát, sau đó đưa ra một báo cáo vào cuối tháng 4 ghi nhận rằng khoảng 22 dân thường đã bị giết hại một cách không cố ý trong chiến dịch. Quân đội Mỹ lúc này vẫn coi sự kiện ở Mỹ Lai là một chiến thắng quân sự khi lính Mỹ đã tiêu diệt được 128 lính đối phương.

Sáu tháng sau, Tom Glen, một binh sĩ 21 tuổi của Lữ đoàn 11, đã viết một lá thư cho tướng Creighton Abrams, tổng chỉ huy mới của các lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam. Trong lá thư Glen buộc tội Sư đoàn Americal, tức Sư đoàn bộ binh số 23 (và toàn bộ các đơn vị lính Mỹ khác) liên tục sử dụng bạo lực chống lại dân thường Việt Nam, lá thư không trực tiếp nhắc tới vụ Mỹ Lai vì Glen không biết nhiều về vụ tàn sát. Một trong các sĩ quan được giao phân tích lá thư là Colin Powell. Trong báo cáo phân tích, Powell viết: "Điều phản bác lại những gì miêu tả trong bức thư là sự thật rằng quan hệ giữa binh sĩ Hoa Kỳ và người dân Việt Nam là tuyệt vời", một vài nhà quan sát cho rằng cách thức Powell xử lý lá thư đồng nghĩa với việc rửa sạch sự tàn bạo của quân đội Hoa Kỳ ở Mỹ Lai. Tháng 5 năm 2004, Powell, khi này đã là Ngoại trưởng Hoa Kỳ, đã trả lời trong chương trình của Larry King trên đài CNN: "Ý tôi là, tôi đã ở trong đơn vị chịu trách nhiệm về vấn đề Mỹ Lai. Tôi ở đó sau khi sự kiện xảy ra. Mà trong chiến tranh thì những vụ việc kinh khủng như vậy vẫn xảy ra, và chúng ta vẫn phải ân hận về chúng".

Vụ thảm sát Mỹ Lai có lẽ sẽ tiếp tục bị che giấu nếu không có bức thư thứ hai của Ron Ridenhour. Ridenhour, một thành viên cũ của Đại đội Charlie và biết về vụ thảm sát qua lời kể của đồng đội, vào tháng 3 năm 1969 đã gửi một lá thư trình bày chi tiết sự kiện Mỹ Lai cho tổng thống Richard M. Nixon, Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Bộ Tham mưu Liên quân và một số thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ. Phần lớn những người được nhận thư đã bỏ qua tầm quan trọng của nó.

Độc lập với chính phủ, nhà báo Seymour Hersh đã tiến hành cuộc điều tra về vụ Mỹ Lai thông qua các cuộc nói chuyện với Calley. Ngày 12 tháng 11 năm 1969 vụ việc Mỹ Lai vỡ lở. Ngày 20 tháng 11, các tạp chí lớn như Time, Life và Newsweek đồng loạt đăng lên trang bìa vụ thảm sát Mỹ Lai, đài truyền hình CBS cũng phát sóng cuộc phỏng vấn với Paul Meadlo. Tờ Plain Dealer ở Cleveland còn mạnh dạn hơn khi đăng các bức ảnh mô tả những dân thường bị giết trong vụ thảm sát. Tháng 11 năm 1969, tướng William R. Peers được chỉ định điều tra về sự kiện Mỹ Lai và các hành động che giấu của Lục quân Hoa Kỳ. Bản báo cáo cuối cùng, bản báo cáo Peers , được công bố tháng 3 năm 1970, đã chỉ trích mạnh mẽ việc các sĩ quan cấp cao che giấu vụ việc cũng như những hành động của các sĩ quan thuộc Đại đội Charlie tại làng Mỹ Lai 4. Theo đó:

Các binh lính [tiểu đoàn 1] đã giết ít nhất từ 175 đến 200 đàn ông, phụ nữ và trẻ em Việt Nam. Dù trong số bị giết có người ủng hộ hoặc thân với Việt Cộng (họ không mang vũ khí, gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em) nhưng nhiều bằng chứng đã xác nhận rõ chỉ có 3-4 người đích thực là Việt Cộng (VC). Một lính của đại đội được ghi nhận đã vô ý bị thương lúc nạp đạn.

[sửa] Các phiên tòa 
Trung úy Calley, trên bìa tạp chí là dòng chữ "Lời thú tội (hay tuyên bố) của trung úy Calley"Ngày 17 tháng 3 năm 1970, Lục quân Hoa Kỳ đã buộc tội 14 sĩ quan, bao gồm cả thiếu tướng Samuel W. Koster, sĩ quan chỉ huy Sư đoàn Americal (Sư đoàn bộ binh số 23), về việc che giấu thông tin liên quan tới sự kiện Mỹ Lai. Phần lớn các lời buộc tội sau đó đã được hủy bỏ. Chỉ huy lữ đoàn Henderson là sĩ quan duy nhất phải ra tòa án binh về tội che giấu thông tin, dù vậy ông này cũng được tuyên bố trắng án ngày 17 tháng 12 năm 1971

Sau phiên tòa 10 tháng, mặc dù đã tuyên bố mình chỉ tuân theo mệnh lệnh của sĩ quan cấp trên (đại úy Medina), Calley bị tòa tuyên là có tội ngày 10 tháng 9 năm 1971 với các tội danh giết người có chủ ý và ra lệnh cho cấp dưới nổ súng. Ban đầu Calley bị tuyên án chung thân nhưng chỉ 2 ngày sau tổng thống Nixon đã ra lệnh thả Calley. Sau cùng Calley chỉ phải chịu án 4 tháng rưỡi ngồi tù quân sự tại Fort Leavenworth, Kansas, trong thời gian này anh ta vẫn được bạn gái thăm nuôi không hạn chế[31]. Trong một phiên tòa khác, Medina phủ nhận việc ra lệnh thảm sát, và được tuyên trắng án ở tất cả các lời buộc tội. Vài tháng sau phiên tòa, Medina thừa nhận đã che giấu bằng chứng và nói dối Henderson về con số dân thường bị giết. Phần lớn các binh lính có dính líu tới vụ thảm sát Mỹ Lai khi phiên tòa xảy ra đã giải ngũ, vì vậy họ được miễn truy tố. Trong số 26 người bị buộc tội, chỉ có duy nhất Calley bị kết án.

Calley cho rằng anh ta nên đặt nhiệm vụ mà Tổ quốc giao cho lên trên cái tôi của mình. Khi tiến vào Mỹ Lai, tất cả đàn ông ở đâu? Thôn Mỹ Lai toàn là phụ nữ và trẻ em, không có thanh niên nào cả. Điều đó có nghĩa là cha chúng xa nhà đi chiến đấu. Họ "chắc chắn là Việt Cộng".

Những người ủng hộ cuộc chiến cho rằng Calley đang làm nhiệm vụ. Phe chống đối thì cho rằng anh ta là người giơ đầu chịu báng.

Ngày 19 tháng 8 năm 2009, trong lúc phát biểu tại Kiwanis Club, Greater Columbus, lần đầu tiên William L.Calley công khai lên tiếng xin lỗi nạn nhân. Ông nói: "Không một ngày nào trôi qua mà tôi không cảm thấy hối hận vì những gì đã xảy ra ngày hôm đó tại Mỹ Lai"

[sửa] Những người sống sótTrong vụ thảm sát ở Mỹ Lai, có một số người sống sót nhờ được xác của những người thân che chắn khỏi những làn đạn của lính Mỹ, một trong số đó là Đỗ Ba (Đỗ Hòa), người đã được phi đội Thompson cứu khỏi cái mương đầy xác chết. Những người sống sót sau đó đã tái định cư tại khu lán trại nằm ở thôn Mỹ Lai 2. Khu định cư này gần như đã bị phá hủy sau cuộc pháo kích và không kích của Quân lực Việt Nam Cộng hòa mùa xuân năm 1972. Vụ phá hủy đầu tiên được đổ cho Việt Cộng nhưng sự thật sau đó đã được các nhân viên Quaker làm việc ở Quảng Ngãi công bố. Vụ việc này sau đó đã được đăng trên tờ New York Times tháng 6 năm 1972.

[sửa] Tưởng niệmNhà báo Seymour Hersh, người phát hiện ra tình huống bi kịch này đã nhận giải thưởng Pulitzer về tường thuật quốc tế năm 1970. Tường thuật của ông được minh họa bằng hình của nhà nhiếp ảnh Ron Haeberle. Người nhiếp ảnh này đã tham dự vào chiến dịch dưới tư cách là phóng viên quân đội chính thức nhằm cung cấp chứng cứ cho cái được gọi là "đếm xác" (body count) của thống kê quân sự. Các xác chết được chụp đã được các sĩ quan xác nhận là của các binh sĩ Việt Cộng đã bị giết. Thế nhưng người ta không gặp một dấu hiệu nào của Việt Cộng trong làng và cũng không gặp kháng cự nào. Mặc dầu vậy, quân đội Mỹ rất hài lòng với cuộc hành quân, không có quân nhân Mỹ nào chết hay bị thương và 128 người chết của phía bên kia. Phải mất 1 năm Hersh mới tìm được một nhà xuất bản sẵn sàng công bố câu chuyện và hình ảnh của ông.

Việc xuất bản này đã đánh dấu một bước ngoặt trong cảm nghĩ của công chúng về Chiến tranh Việt Nam, cả ở Mỹ lẫn trong toàn bộ thế giới phương tây và đã góp phần quyết định vào việc tổng động viên của phong trào chống chiến tranh.

Ngày nay, tại nơi đấy là một trung tâm tư liệu về sự kiện: Khu chứng tích Sơn Mỹ. Bên cạnh làng cũ là 2 tòa nhà: 1 trường học và 1 trung tâm văn hóa, được xây dựng và tài trợ bởi cựu quân nhân của Chiến tranh Việt Nam.

Đạo diễn chuyên về đề tài chiến tranh Việt Nam Oliver Stone vào năm 2007 đã dự định làm một bộ phim về vụ thảm sát lấy tên Pinkville. Bộ phim sẽ xoay quanh cuộc điều tra của tướng Peers, vai William Peers được giao cho diễn viên Bruce Willis, Woody Harrelson vào sẽ vào vai đại tá Henderson.

台長: Sad..﹀﹀..甭問阮的名
人氣(905) | 回應(0)| 推薦 (0)| 收藏 (0)| 轉寄
全站分類: 不分類

是 (若未登入"個人新聞台帳號"則看不到回覆唷!)
* 請輸入識別碼:
請輸入圖片中算式的結果(可能為0) 
(有*為必填)
TOP
詳全文