Trong bài viết này, VUIHOC sẽ gửi đến các em đề cương Ôn thi học kì 2 lớp 10 môn văn chi tiết. Bài viết tổng hợp trọng tâm kiến thức cần ghi nhớ để làm tốt bài kiểm tra học kì 2. Mời các em cùng tham khảo bài viết nhé!
1. Kiến thức Ôn thi học kì 2 lớp 10 môn văn: Sách cánh diều
Tác phẩm
|
Tác giả
|
Thể loại
|
Nội dung
|
Nghệ thuật
|
Đất nước
|
Nguyễn Đình Thi
|
Thơ tự do
|
- Bộc lộ tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc.
- Không gian đất nước rộng lớn, nên thơ.
|
- Sử dụng hình ảnh thơ sáng tạo, mới mẻ.
- Ngôn ngữ cảm xúc, cô đọng.
- Sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật.
|
Lính đảo hát tình ca trên đảo
|
Trần Đăng Khoa
|
Thơ tự do
|
- Hiện thực về cuộc sống khó khăn của người lính đảo xa.
- Ca ngợi tinh thần yêu tổ quốc, vượt qua khó khăn của người lính đảo.
|
- Sử dụng linh hoạt nghệ thuật so sánh, nhân hóa.
- Ngôn ngữ thơ uyển chuyển, hình ảnh thơ mới mẻ.
|
Đi trong hương tràm
|
Hoài Vũ
|
Thơ tự do
|
- Bức tranh Đồng bằng sông Cửu Long và cuộc sống sinh hoạt vùng sông nước.
- Tình cảm nhớ quê hương của người đi xa.
|
- Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, điệp từ ngữ.
- Ngôn ngữ thơ trong sáng, thiết tha.
|
Mùa hoa mận
|
Chu Thùy Liên
|
Thơ tự do
|
- Bức tranh đầy sắc hương của núi rừng Tây Bắc cùng khung cảnh sinh hoạt của người dân nơi đây.
- Tính cảm nhớ thương của người con xa nhà.
|
- Sử dụng hình ảnh miêu tả độc đáo cùng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ...
- Ngôn ngữu thơ trong sáng.
|
Bản sắc là hành trang
|
Nguyễn Sĩ Dũng
|
Nghị luận
|
- Nêu giá trị bản sắc văn hóa Việt Nam.
- Nhân mạnh ý thức giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi người.
|
- Sử dụng luận điểm rõ ràng.
- Ngôn ngữ sắc bén.
|
Gió thanh lay động cành cô trúc
|
Chu Văn Sơn
|
Nghị luận văn học
|
- Cảm nhận về bức tranh mùa thu thư thái.
|
- Nghị luận chặt chẽ, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
|
Đừng gây tổn thương
|
Ca-ren Ca-xây
|
Nghị luận xã hội
|
- Bài học về cách cư xử, đối nhân xử thế giữa người với người trong xã hội.
|
|
2. Kiến thức Ôn thi học kì 2 lớp 10 môn văn: Sách kết nối tri thức
Tác phẩm
|
Tác giả
|
Thể loại
|
Nội dung
|
Nghệ thuật
|
Con khướu sổ lồng
|
Nguyễn Quang Sáng
|
Truyện
|
- Thể hiện tình yêu thiên nhiên của các loài vật.
|
- Sử dụng ngôn ngữ trong sáng, giản dị
|
Sự sống và cái chết
|
Trịnh Xuân Thuận
|
Văn bản thông tin
|
- Sự hữu hạn và nhỏ bé của con người trong lịch sử sự sống của Trái Đất.
- Suy ngẫm về giá trị của cuộc sống, bản thân cần làm gì để duy trì sự sống.
|
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sắc bén.
- Ngôn ngữ kho học dễ hiểu.
- Văn phong xúc tích.
|
Nghệ thuật truyền thống của người Việt
|
Nguyễn Văn Huyên
|
Văn bản thông tin
|
- Ca ngợi các ngành nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
|
- Sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận giúp văn bản có sức thuyết phục với người đọc.
|
Phục hồi tầng ozone Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu
|
Lê My
|
Văn bản thông tin
|
- Cung cấp thông tin về tầng ozon.
- Nguyên nhân dẫn đến việc tầng ozone bị thủng và những thành quả trong công cuộc nỗ lực phục hồi tầng ozone của toàn cầu.
|
- Ngôn ngữ khoa học, rõ ràng dễ hiểu.
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ dấn chứng thuyết phục.
|
Tính cách của cây
|
Pê – tơ Vô -lơ -lê -ben
|
Văn bản khoa học
|
- Đưa ra thông tin về cây sồi khi chuyển mùa bao gồm các đặc diểm về màu sắc lá, quá trình gãy cành...
- Khẳng định cây có tính cách riêng như con người.
|
- Nghệ thuật tả cảnh đặc sắc.
- Các yếu tố miêu tả được sử dụng điêu luyện.
|
Về chính chúng ta
|
Các-lô Rô-ve-li
|
Văn bản thông tin
|
- Giá trị của con người trong thế giới tự nhiên.
- Khẳng định con người là một bộ phận hữu cơ của tự nhiên
|
- Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ dẫn chứng thuyết phục.
- Các biện pháp tu từ so sánh, điệp cấu trúc, liệt kê được sử dụng linh hoạt, hiệu quả.
|
Con đường không chọn
|
Rô-bớt Phờ-rớt
|
Thể thơ tự do
|
- Khẳng định giá trị cuộc sống, mỗi chúng ta đều phải đưa ra những quyết định, lựa chọn ảnh hưởng đến cuộc đời chính mình.
|
- Hình ảnh ẩn dụ sâu sắc hấp dẫn.
- Ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị, sâu sắc.
|
Một đời như kẻ tìm đường
|
Phan Văn Trường
|
Văn bản nghị luận
|
- Văn bản gửi gắm những chiêm nghiệm của tác giả về việc lựa chọn hướng đi đúng đắn của mỗi người trên đường đời.
|
- Lời kể chân thực sinh động, chân thật.
- Các lí lẽ dẫn chứng đưa ra đầy tính thuyết phục.
|
Mãi mãi tuổi hai mươi
|
Nguyễn Văn Thạc
|
Nhật ký
|
- Văn bản như một lời động viên, khích lệ cũng là nhắc nhở thế hệ trẻ về ý thức trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng, xã hội.
|
- Giọng điệu trần thuật ngôi thứ 1: Chia sẻ cảm xúc bản thân, đem lại sự gần gũi, thân thuộc.
- Mạch liên tưởng theo dòng hồi tưởng của người viết.
|
3. Kiến thức Ôn thi học kì 2 lớp 10 môn văn: Sách chân trời sáng tạo
Tác phẩm
|
Tác giả
|
Thể loại
|
Nội dung
|
Nghệ thuật
|
Đất rừng phương Nam
|
Đoàn Giỏi
|
Truyện
|
- Miêu tả quá trình lấy mật ong của người dân rừng U Minh.
- Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên đất trời rừng U Minh.
|
- Nghệ thuật miêu tả đặc sặc.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.
|
Giang
|
Bảo Ninh
|
Truyện ngắn
|
- Tình yêu quê hương, đất nước, tình người những đau khổ và hạnh phúc.
- Ca ngợi những tâm hồn trẻ tuổi với những khao khát hồn nhiên, vô tư.
|
- Giọng văn tự nhiên, nhẹ nhàng.
- Lối kể chuyện chân thật, tỉ mỉ nhưng giàu cảm xúc.
|
Xuân về
|
Nguyễn Bính
|
Thơ tự do
|
- Bức tranh xuân ấy còn có hình ảnh thiếu nữ với má hồng, mắt trong, duyên dáng đi hội chùa làng.
- Cảnh xuân, tình xuân được nhà thơ nói đến rất bình dị, mộc mạc, rất thân thuộc.
|
- Từ ngữ gợi tả gợi cảm.
- Hình ảnh thơ chân thực, gần gũi.
|
Buổi học cuối cùng
|
An-phông-xơ Đô-đê
|
Truyện ngắn
|
- Thể hiện lòng yêu nước là tình yêu tiếng nói của dân tộc.
- Nêu ra chân lý: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”
|
- Khắc họa nhân vật qua việc miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng.
- Ngôi kể thứ nhất, làm cho câu chuyện trở nên sinh động, chân thực, hấp dẫn.
- Ngôn ngữ tự nhiên với giọng kể chân thành, xúc động, truyền cảm.
|
Hịch tướng sĩ
|
Trần Quốc Tuấn
|
Hịch
|
- Bài Hịch phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, thể hiện lòng căm thù giặc và ý chí quyết thắng.
|
- Hịch tướng sĩ là một áng văn chính luận xuất sắc.
- Lập luận chặt chẽ, lĩ lẽ rõ ràng, giàu hình ảnh, có sức thuyết phục cao.
- Kết hợp hài hoà giữa lí trí và tình cảm.
- Lời văn giàu hình ảnh nhạc điệu.
|
Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước
|
Nguyễn Hữu Sơn
|
Văn bản nghị luận
|
- Đưa ra những ý kiến, cảm nhận của tác giả về bài thơ “Nam quốc sơn hà.
- Khằng định lại tài năng của Lý Thường Kiệt.
|
- Lập luận chặt chẽ, chi tiết.
- Ngôn ngữ triết lý, sắc sảo.
- Dẫn chứng chính xác thuyết phục.
|
Đất nước
|
Nguyễn Đình Thi
|
Thơ tự do
|
- Cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước thông qua nhiều phương diện như lịch sử, văn hóa, địa lý...
|
Bài thơ mở ra một không gian đất nước rộng lớn, tươi đẹp, nên thơ.
- Qua bài thơ tác giả bộc lộ tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, lòng tự hào về một đất nước quật cường vươn lên từ bom đạn.
|
Tôi có một giấc mơ
|
Mác–tin Lu–thơ Kinh
|
Nghị luận
|
- Mục đích của văn bản khẳng định quyền bình đẳng của người da đen
- Lời kêu gọi sự đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen.
|
- Sử dụng những hình ảnh, câu văn có sức truyền cảm.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
|
4. Kiến thức Ôn thi học kì 2 lớp 10 môn văn: Thực hành tiếng việt
4.1 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật được sử dụng chủ yếu trong văn chương, giúp thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Ngôn ngữ nghệ thuật được sắp xếp, tổ chức và lựa chọn tỉ mỉ từ ngôn ngữ thông thường để đạt được những giá trị nghệ thuật, thẩm mĩ.
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có 3 đặc trưng:
-
Tính hình tượng: Thường là từ ngữ đa nghĩa, vừa gợi hình ảnh vừa chứa nhiều hàm ý sâu xa.
-
Tính truyền cảm: Tạo sự đồng cảm của người nghe, người đọc, tạo sự cuốn hút và gợi cảm xúc.
-
Tính cá thể hóa: Ngôn ngữ của mỗi tác giả có phong cách riêng, tính cá thể còn thể hiện qua chân dung nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật.
4.2 Phép đối và phép điệp
a. Phép điệp:
- Là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố như vần, âm, thanh, từ, cụm từ...
- Tác dụng: Nhấn mạnh hoặc biểu đạt cảm xúc, gợi tả hình ảnh hoặc âm thanh, tạo ra sự liệt kê...
- Các phép điệp: Điệp âm, điệp vần, điệp thanh, điệp từ, điệp cấu trúc...
b. Phép đối:
- Sử dụng từ ngữ, hình ảnh, thành phần câu, vế câu... nhằm tạo hiệu quả diễn đạt như gợi sự phong phú về ý nghĩa, tạo ra sự hài hòa về thanh, nhấn mạnh ý.
- Đặc điểm:
+ Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau.
+ Các từ ngữ đối nhau phải có số âm tiết bằng nhau, phải có thanh trái nhau về B/T.
+ Từ ngữ đối nhau phải cùng loại từ.
- Có hai loại đối là tiểu đối trong cùng một câu, một dòng và trường đối giữa dòng trên dòng dưới, đoạn trên đoạn dưới.
5. Kiến thức Ôn thi học kì 2 lớp 10 môn văn: Viết bài văn nghị luận
5.1 Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
Mở bài: Giới thiệu về vấn đề xã hội cần bàn luận
Thân bài:
- Đưa ra quan điểm cá nhân về vấn đề xã hội cần bàn luận
- Sử dụng các luận điểm, luận cứ để chứng minh quan điểm của bẩn thân, thuyết phục người đọc bằng các dẫn chứng cụ thể.
- Sử dụng các yếu tố biểu cảm để tăng sức thuyết phục cho bài văn.
Kết bài: Khẳng định lại vấn đề xã hội cần bàn luận, rút ra bài học bản thân
5.2 Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học
Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và giới thiệu vấn đề cần phân tích.
Thân bài:
- Nêu khái quát về tác phẩm văn học: giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật
- Nêu những đặc điểm riêng về chủ đề của tác phẩm.
- Phân tích mối liên hệ gắn kết giữa chủ đề và các nhân vật trong tác phẩm.
- Đánh giá khái quát về thành công và hạn chế của tác phẩm.
- Phát biểu các tác động của tác phẩm đối với bản thân.
Kết bài: Khẳng định lại vấn đề xã hội cần bàn luận, rút ra bài học bản thân
5.3 Viết một văn bản nội dung hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng
- Văn bản phải có cấu trúc chặt chẽ, phù hợp với mẫu cấu trúc chung của văn bản nội quy hay văn bản hướng dẫn nơi công cộng.
- Nội dung văn bản thể hiện rõ những hành vi cần thực hiện, không được thực hiện trong không gian công cộng, phù hợp với yêu cầu, quy định của cơ quan, tổ chức ban hành, phù hợp với quy định của pháp luật.
- Ngôn ngữ khách quan, chính xác, rõ ràng, dễ hiểu.
5.4 Viết bài luận về bản thân
- Xác định rõ luận đề của bài viết.
- Thể hiện được cá tính, thiên hướng, lựa chọn, niềm tin, quan điểm riêng của bản thân.
- Sử dụng bằng chứng là những sự kiện, kinh nghiệm mà người viết đã thực sự trải qua.
- Có giọng điệu riêng, thể hiện cảm xúc chân thành của người viết; thuyết phục, truyền cảm hứng và gợi suy ngẫm cho người đọc.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức cần ghi nhớ trong quá trình Ôn thi học kì 2 lớp 10 môn văn mà VUIHOC đã tổng hợp lại cho các em. Chúc các em hoàn thành tốt bài thi học kì và đạt điểm cao như mong muốn. Hãy truy cập trang web vuihoc.vn để tham khảo thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé!
Nguồn:
https://vuihoc.vn/tin/thpt-de-cuong-on-thi-hoc-k-2-lop-10-mon-van-chi-tiet-3557.html
文章定位: