24h購物| | PChome| 登入
2022-09-14 11:56:35| 人氣29| 回應0 | 上一篇 | 下一篇
推薦 0 收藏 0 轉貼0 訂閱站台

CÁCH CHỮA TRỊ BỆNH CHÀM ECZEMA

Eczema là bệnh da liễu có nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh phức tạp. Những thông tin về bệnh eczema trong bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh nhận biết được triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh mãn tính này.

Bệnh chàm: Chăm sóc bàn tay và bàn chân của bạn | Vinmec

Eczema là gì?

Bệnh eczema hay bệnh chàm là thuật ngữ chỉ nhóm bệnh lý gây ra viêm da, với các triệu chứng đặc trưng là: Viêm, phát ban và ngứa. Eczema có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng nó xảy ra thường xuyên ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.

Phát ban do eczema có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng chúng có thể thường xuyên xuất hiện ở một số bộ phận nhất định (tùy thuộc vào độ tuổi của mỗi người).

  • Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Eczema thường xuất hiện trên mặt, ngực và sau da đầu (vì đây là những vùng mà trẻ nhỏ hay gãi). Eczema hiếm khi xảy ra ở vùng quấn tã. Cha mẹ nên quan sát kỹ dấu hiệu trẻ bị eczema để kịp thời xử lý.
  • Ở trẻ lớn hơn và người lớn: Bệnh eczema thường bùng phát mạnh ở khuỷu tay hoặc mặt sau của đầu gối. Bệnh cũng phổ biến trên da mặt, mí mắt, bàn tay và bàn chân, đặc biệt là ở người lớn.

Nguyên nhân gây bệnh eczema

Y học hiện đại vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh eczema. Mặc dù một số người dễ bị eczema và bệnh có xu hướng tái phát nhiều lần, nhưng không phải ai cũng mắc căn bệnh này.

Tác nhân thường gặp

Một số chuyên gia cho biết có những yếu tố có thể góp phần gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh eczema, như:

  • Da khô: Độ ẩm trên da đóng vai trò nhưng hàng rào bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại. Khi da bị khô, nó có thể trở nên nhạy cảm và dễ bị viêm hơn.
  • Ma sát: Thông thường, vết trầy xước nhỏ không gây chảy máu. Khi da ma sát với các bề mặt lặp đi lặp lại (như cọ sát với quần áo) có thể tạo ra những loại vết rách cực nhỏ, tuy không gây chảy máu, nhưng có thể khiến da dễ bị viêm hơn.
  • Đổ mồ hôi: Đổ mồ hôi quá nhiều hoặc mồ hôi tích tụ nhiều trên da có thể khiến da bị quá ẩm (ví dụ như dưới nách). Loại độ ẩm này có thể dẫn đến kích ứng da và bệnh eczema.
  • Nhiệt hoặc lạnh: Quá lạnh hoặc quá nóng có thể gây khó chịu cho bề mặt da. Một trong hai điều kiện này có thể gây ra bệnh eczema.
  • Căng thẳng: Căng thẳng làm thay đổi nội tiết tố và chức năng miễn dịch. Nó kích hoạt quá trình viêm ở mọi nơi trên cơ thể, kể cả trên bề mặt da.

Chất kích ứng gây viêm da

Người bệnh có thể phát triển vết chàm nhỏ trên da ở khu vực tiếp xúc với một số chất kích ứng nhất định, hoặc triệu chứng phát ban cũng có thể lây lan tới các khu vực da khác không tiếp xúc trực tiếp với chất gây kích ứng đó. Việc hít phải chất gây kích ứng cũng có khả năng gây ra eczema.

Các chất kích ứng phổ biến:

  • Kim loại
  • Xà phòng, mỹ phẩm, kem dưỡng da, sản phẩm chăm sóc tóc và nước hoa
  • Chất tẩy rửa
  • Vải may quần áo
  • Sơn, chất đánh bóng hoặc các vật liệu khác thường được sử dụng trong trang trí nội thất

Phản ứng da

Eczema không giống như một bệnh dị ứng. Bởi lẽ, dị ứng là một phản ứng quá mức đối với một sản phẩm vô hại. Trong khi đó, eczema liên quan đến nhiều tác nhân khác, không bao gồm vi khuẩn hoặc vi sinh vật khác..

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bị nhiễm trùng da do khi bị eczema, đặc biệt nếu bạn có thói quen chà xát, gãi da.

Di truyền

Eczema có liên quan đến đột biến gen FLG. Theo thông tin từ Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, 20 - 30% bệnh nhân bị viêm da dị ứng (một loại chàm) là do đột biến gen FLG.

Các yếu tố rủi ro về lối sống

Thói quen sinh hoạt và một số hoạt động hàng ngày có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh eczema, như:

  • Tiếp xúc thường xuyên với chất kích ứng hóa học
  • Tay không chạm vào các loại hóa chất
  • Rửa tay hoặc tắm quá thường xuyên
  • Da luôn ẩm ướt
  • Chà xát hoặc làm da trầy xước

Khoai tây giúp cấp ẩm và làm sạch da

Khoai tây được sử dụng trong các mẹo dân gian để điều trị một số bệnh lý ngoài da như chàm, chàm khô, viêm da cơ địa,…Nguyên liệu này có tác dụng dưỡng ẩm và tẩy tế bào chết cho da, giúp làm dịu các vết hồng ban, giảm ngứa và bong tróc trên da một cách hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 củ khoai tây đem đi rửa sạch rồi gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài, nên chú ý lựa chọn những củ còn tươi và không bị sâu bệnh.
  • Đem khoai tây đi hấp chín, dùng thìa nghiền nhuyễn rồi sử dụng để đắp trực tiếp lên vùng da bị chàm sau khi đã được vệ sinh sạch.
  • Dùng gạc y tế băng cố định lại để tránh làm rơi vãi khoai tây, để yên như vậy trong khoảng 30 phút thì tháo ra rửa sạch lại với nước ấm.
  • Áp dụng phương pháp điều trị bệnh chàm này khoảng 2 lần/ngày, thực hiện đều đặn để nhanh chóng mang lại hiệu quả.

Chuối xanh giúp cải thiện bệnh chàm da tại nhà

Trong cả phần thịt và vỏ của chuối xanh đều chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất có tác dụng điều trị bệnh như tanin, polyphenol, carotenoid,… Những hoạt chất này có khả năng chống oxy hóa, giảm viêm và sát khuẩn rất tốt. Khi chúng tiếp xúc với vùng da bị chàm sẽ có tác dụng cải thiện triệu chứng của bệnh, đồng thời kiểm soát vùng da bị tổn thương không để lan rộng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 – 2 quả chuối tiêu xanh, tùy thuộc vào diện tích vùng da bị chàm ít hay nhiều, nên chọn những quả còn tươi chứa nhiều nhựa để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Chuối tiêu xanh đã chuẩn bị đem đi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng rồi vớt ra để ráo. Dùng dao thái chuối xanh thành từng lát mỏng, sử dụng để đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh chàm.
  • Dùng gạc y tế băng cố định lại rồi để qua đêm, đến sáng hôm sau thì tháo ra và không cần rửa lại. Kiên trì áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày để nhanh chóng mang lại hiệu quả chữa bệnh.

Lưu ý: Cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm trước khi tiến hành điều trị bằng phương pháp này để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn. Tốt hơn hết bạn hãy sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn dịu nhẹ để làm sạch da.

Đắp gel nha đam giúp đẩy lùi ngứa ngáy, bong tróc

Việc sử dụng nha đam điều trị bệnh chàm còn có tác dụng cấp ẩm cho da, ngăn ngừa tình trạng lão hóa xảy ra. Đồng thời kích thích tái tạo collagen mới giúp da trở nên săn chắc và lành tổn thương một cách nhanh chóng. Chữa bệnh chàm bằng nha đam rất dễ thực hiện, mang lại hiệu quả tốt và an toàn đối với làn da nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm áp dụng cách trị chàm theo dân gian này.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 – 2 lá nha đam tươi đem đi gọt bỏ phần vỏ cứng bên ngoài và rửa sạch phần mủ để tránh tình trạng da bị kích ứng.
  • Dùng thìa cạo lấy phần gel nha đam rồi cho vào máy xay nhuyễn.
  • Vệ sinh vùng da cần điều trị thật sạch sẽ, thấm khô rồi bôi gel nha đam trực tiếp lên bề mặt da.
  • Nằm nghỉ ngơi trong khoảng 20 phút để da có thời gian hấp thu dưỡng chất, sau đó tháo ra rửa da lại với nước sạch.
  • Áp dụng cách này từ 2 – 3 lần/ngày để nhanh chóng mang lại hiệu quả chữa bệnh.

Phòng khám ứng dụng những phương pháp Y học cổ truyền như châm cứu, bấm huyệt…. kết hợp với các bài thuốc Đông y  100% thiên nhiên để hồi phục sức khỏe cho bệnh nhân - SĐT: 0931 225 777  - Website: dongy.org

BỆNH CHÀM LÀ GÌ? – NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA TRỊ

https://baoquangnam.vn/ban-can-biet/dieu-tri-liet-day-than-kinh-so-7-hieu-qua-bang-dong-tay-y-nhu-the-nao--128935.html
https://baodanang.vn/can-biet/202206/dich-vu-cham-cuu-bam-huyet-tai-nha-tp-ho-chi-minh-3916824/
https://baoninhbinh.org.vn/phuong-phap-cham-cuu-co-dieu-tri-duoc-mat-ngu-khong-/d20220628115446227.htm
http://baohagiang.vn/thong-tin-quang-ba/202206/tong-hop-cac-bai-tap-chua-thoat-vi-dia-dem-l4-l5-s1-8921022/

台長: dongysaigon
人氣(29) | 回應(0)| 推薦 (0)| 收藏 (0)| 轉寄
全站分類: 健康樂活(醫學、養生、減重)

是 (若未登入"個人新聞台帳號"則看不到回覆唷!)
* 請輸入識別碼:
請輸入圖片中算式的結果(可能為0) 
(有*為必填)
TOP
詳全文