24h購物| | PChome| 登入
2022-08-30 11:49:24| 人氣48| 回應0 | 上一篇 | 下一篇
推薦 0 收藏 0 轉貼0 訂閱站台

TRIỆU CHỨNG VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

Viêm khớp dạng thấp là bệnh rất thường gặp với những người ở tuổi trưởng thành. Bệnh gây đau nhức và làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt thường ngày cũng như sức khỏe của người mắc phải. Để chữa viêm khớp dạng thấp một cách triệt để, người bệnh phải tìm đúng giải pháp và kiên trì điều trị.

Viêm khớp dạng thấp: Các giai đoạn của bệnh và cách điều trị | Medlatec

Những điều cần biết về viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp cũng là một trong những biểu hiện của bệnh xương khớp do triệu chứng gần giống nhau. Vậy thực chất bệnh này là gì?

Bệnh viêm khớp dạng thấp là gì?

Đây còn được gọi là bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Là bệnh lý hình thành do chế độ tự miễn của cơ thể gây ra, khi hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các mô tại niêm mạc khớp. Biểu hiện ban đầu là gây sưng đau cho người bệnh, lâu dần các niêm mạc khớp bị tổn thương dẫn đến xói mòn và biến dạng khớp. Viêm khớp dạng thấp rất thường gặp ở những người ở lứa tuổi từ 20 - 40 tuổi. Bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt, nhất là khả năng vận động của người bệnh. Vì vậy, việc chữa viêm khớp dạng thấp phải được thực hiện ngay từ sớm để có kết quả điều trị tốt nhất.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp

Bệnh gây ra bởi chế độ tự miễn trong cơ thể mỗi người nên cho đến nay, khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây nên bệnh viêm khớp dạng dạng thấp. Nhưng y học cũng chỉ ra rằng, yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân đáng quan tâm. Một số gien di truyền dù không trực tiếp gây bệnh nhưng sẽ khiến người mang gien nhạy cảm hơn với những tác động từ bên ngoài. Từ đó mà dễ dàng bị vi khuẩn, virus tấn công hơn và là yếu tố khởi phát bệnh

Biểu hiện thường thấy của bệnh viêm khớp dạng thấp

Bệnh có những biểu hiện từ nhẹ đến nặng theo mức độ tiến triển của bệnh như sau:

Giai đoạn I: 

Người bệnh có cảm giác đau khớp và thấy sưng ở khớp do lúc này đã có biểu hiện viêm ở màng khớp. Đây là thời điểm mới phát hiện nên cần được áp dụng các biện pháp chữa viêm khớp dạng thấp sớm, tránh để bệnh tiến triển nặng hơn.

Giai đoạn II:

Mức độ đau khớp tăng lên nhiều do sự gia tăng của tình trạng viêm. Mức độ viêm nặng hơn, lan truyền đến các mô, đang dần phá hủy sụn khớp, các khớp bị thu hẹp dần do mất sụn. 

Giai đoạn III:

Lúc này bệnh nhân đã bị đau nặng, chức năng vận động bị hạn chế nhiều, cơ bị teo, phần khớp có các nốt sần dị dạng. Do lớp sụn bị mất đi khiến xương bị lộ ra dưới khớp, người bệnh di chuyển khó khăn do xương chạm vào nhau gây đau buốt. 

Giai đoạn IV:

Ở giai đoạn này, tình trạng viêm đã giảm và hình thành các mô xơ, xương chùng khiến chức năng khớp bị ngừng lại. Đây là giai đoạn cuối của bệnh. Các biện pháp chữa viêm khớp dạng thấp lúc này không còn tác dụng.

Biểu hiện thường thấy nhất của bệnh viêm khớp dạng thấp là sưng, đau ở các khớp, xơ cứng khớp. Đau nhất là lúc mới ngủ dậy, ngồi quá lâu. Cũng có trường hợp kèm theo các biểu hiện khác như: gặp các vấn đề về mắt, cơ thể mệt mỏi, có nhọt ở chân, sốt cao, sức khỏe yếu. Nặng nhất là tình trạng biến dạng khớp, chức năng khớp không còn hoạt động. 

 Những người có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp

Mặc dù không thể xác định được nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng thực tế có một số đối tượng sau dễ bị bệnh này:

  • Phụ nữ dễ bị viêm khớp dạng thấp hơn nam giới. 

  • Những người có người trong gia đình bị viêm khớp dạng thấp cũng dễ bị di truyền căn bệnh này. 

  • Người hút thuốc có nguy cơ cao mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. 

  • Người sống ở môi trường kém chất lượng như: môi trường có thể phơi nhiễm amiăng, silica. Nhân viên cứu hộ làm việc ở những môi trường ô nhiễm, khói bụi hóa học. 

  • Người thừa cân, béo phì, nhất là phụ nữ từ 20 - 55 tuổi. 

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Xét nghiệm máu để tìm các kháng thể kháng CCP đặc trưng của viêm khớp dạng thấp, các dấu hiệu gợi ý viêm và xem có tình trạng thiếu máu hay tăng tốc độ lắng hồng cầu không.

Kiểm tra các khớp và cơ quan bằng chẩn đoán hình ảnh (chụp X quang, MRI, siêu âm).

Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả

Không có cách chữa trị duy nhất nào hiệu quả cho tất cả bệnh nhân. Mục tiêu điều trị là cải thiện tình trạng đau, sưng khớp và giúp bệnh nhân thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách bình thường. Bắt đầu dùng thuốc càng sớm càng tốt giúp ngăn ngừa các khớp khỏi tổn thương lâu dài hoặc có thể vĩnh viễn. Tùy vào thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp. 

  • Nên bắt đầu điều trị bằng thuốc chống thấp khớp cổ điển (DMARD): Methotrexate, leflunomide, hydroxychloroquine, sulfasalazine. Các thuốc này có tác dụng cải thiện đáng kể các triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của tổn thương khớp.

  • Bác sĩ thường sẽ kê đơn DMARD với NSAID và/hoặc corticosteroid liều thấp để giảm sưng và đau.

  • Ở bệnh nhân mắc bệnh nghiêm trọng, thường dùng methotrexate kết hợp với những loại thuốc kháng thể đơn dòng hoặc công nghệ sinh học: Abatacept, etanercept, anakinra, saril, adalimumab, certolizumab, golimumab, infliximab, rituximab, tocilizumab. Sự phối hợp này giúp ngăn chặn các tín hiệu hóa học của hệ thống miễn dịch dẫn đến viêm và tổn thương khớp/mô.

  • Ở bệnh nhân không thể đơn trị bằng methotrexate, có thể thay thế bằng thuốc ức chế janus kinase (JAK): Tofacitinib, baracitinib.

Bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân cần tập các bài tập trị liệu theo chỉ dẫn của bác sĩ và thường xuyên kiểm tra định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh và tác dụng phụ của thuốc. Nếu các biện pháp này vẫn không hiệu quả, có thể cần phải phẫu thuật:

  • Phẫu thuật cắt bao hoạt dịch ở khớp bị tổn thương.

  • Phẫu thuật sửa lại các gân bị bong hoặc đứt do ảnh hưởng của viêm khớp.

  • Phẫu thuật thay khớp.

Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm khớp dạng thấp

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Có thể chườm nóng để thư giãn các cơ bị căng, đau; chườm lạnh để giảm sưng, đau khớp.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. 

  • Tập thể dục thường xuyên (đi bộ, aerobic cường độ thấp, các bài tập tăng sức mạnh cơ bắp) sẽ cải thiện sức khỏe và giúp giảm áp lực lên các khớp. Tuy nhiên, những khi bị đau, cứng khớp thì cần nghỉ ngơi và chỉ tập các bài tập nhẹ nhàng (vươn vai...)

Chế độ dinh dưỡng:

  • Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung dầu cá, dầu thực vật (hạt của hoa anh thảo, cây lưu ly) giúp giảm đau, cứng khớp ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.

Phương pháp phòng ngừa viêm khớp dạng thấp hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Thường xuyên vận động (tập thể dục 150 phút/tuần, ví dụ như đi bộ, đạp xe, bơi lội 30 phút/ngày x 5 ngày/tuần).

  • Bỏ thuốc lá sẽ giảm nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp.

  • Duy trì cân nặng hợp lý để không bị béo phì.

Phòng khám ứng dụng những phương pháp Y học cổ truyền như châm cứu, bấm huyệt…. kết hợp với các bài thuốc Đông y  100% thiên nhiên để hồi phục sức khỏe cho bệnh nhân - SĐT: 0931 225 777  - Website: dongy.org

[CHIA SẺ] 6 BÁC SĨ CHỮA VIÊM KHỚP DẠNG THẤP TỐT Ở TP.HCM- HÀ NỘI

https://www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/bao-xuan-gold-khuyen-mai-lon-tri-an-phu-nu-viet-c62a1347458.html
https://alobacsi.com/hot-khuyen-mai-bao-xuan-gold-tri-an-phu-nu-viet-n421704.html
https://eva.vn/suc-khoe/bao-xuan-gold-khuyen-mai-lon-tri-an-phu-nu-viet-c131a513526.html

台長: dongysaigon
人氣(48) | 回應(0)| 推薦 (0)| 收藏 (0)| 轉寄
全站分類: 健康樂活(醫學、養生、減重)

是 (若未登入"個人新聞台帳號"則看不到回覆唷!)
* 請輸入識別碼:
請輸入圖片中算式的結果(可能為0) 
(有*為必填)
TOP
詳全文