24h購物| | PChome| 登入
2022-08-10 23:52:46| 人氣53| 回應0 | 上一篇 | 下一篇
推薦 0 收藏 0 轉貼0 訂閱站台

Phân tích Bài thơ "Tiểu đội xe không kính"

Bài thơ "Tiểu đội xe không kính" là một trong những bài thơ ra trận tiêu biểu cần được ôn tập trong bộ đề ôn thi học kì hoặc  lớp 10;  nhằm giúp các em học sinh hiểu sâu hơn về tác phẩm. Trong bài viết này, hãy cùng HOCMAI phân tích bài thơ viết về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật nhé.

Bạn đọc tham khảo chi tiết hơn tại đây:

https://hoctot.hocmai.vn/phan-tich-bai-tho-ve-tieu-doi-xe-khong-kinh-pham-tien-duat.html

I. Thông tin về tác giả – tác phẩm

1. Tác giả: Phạm Tiến Duật

– Tên khai sinh: Phạm Tiến Duật

 

– Sinh năm 1941, mất năm 2007

 

– Quê quán: huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ

 

– Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt nhà thơ tiêu biểu thuộc thời kì chống Mĩ cứu nước

 

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác

 

Phạm Tiến Duật sinh ra trong một gia đình có cha là nhà giáo, còn mẹ làm ruộng, không biết chữ. Năm 1964, ông tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhưng sau đó không tham gia giảng dạy mà quyết định lên đường nhập ngũ. 

 

Trong thời gian đi lính, ông chủ yếu sống và chiến đấu tại tuyến đường Trường Sơn. Đây cũng là thời gian rất nhiều tác phẩm nổi tiếng của ông được ra đời. Các tác phẩm của ông chủ yếu là thơ. Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc, trong đó tiêu biểu nhất là bài “Trường Sơn đông, Trường Sơn tây”.

 

Từ những tác phẩm thơ mang đậm hình ảnh bộ đội chống Mỹ, Phạm Tiến Duật đã được ca tụng là “con chim lửa của Trường Sơn” hay “cây săng lẻ của rừng già” hay “nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ”. Bởi lẽ thơ ông được đánh giá là “có sức mạnh của một sư đoàn”, có tác dụng thôi thúc ý chí chiến đấu của người lính trên mặt trận đầy cam go, thử thách khó khăn.

 

Sau giải phóng, ông tiếp tục làm thơ dựa trên chính những trải nghiệm của mình về ranh giới giữa sự sống và cái chết trên chiến trường. Điển hình trong số đó là tập thơ “Tiếng bom và tiếng chuông chùa”, xuất bản năm 1997, viết về những nữ bộ đội trở về từ chiến trường, họ đi tu, làm thiện nguyện như một truyền thống đạo lý hết sức nhân văn của người Việt. 

 

Trong suốt sự nghiệp sáng tác, Phạm Tiến Duật đã sở hữu những tập thơ chính bao gồm:

 

Tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” (1970)

Tập thơ “Ở hai đầu núi” (1981)

Tập thơ “Vầng trăng và những quầng lửa” (1983)

Tuyển tập thơ “Thơ một chặng đường” (1994)

Tập thơ “Nhóm lửa” (1996)

Trường ca “Tiếng bom và tiếng chuông chùa” (1997)

Phong cách nghệ thuật trong thơ Phạm TIến Duật: 

 

– Thơ Phạm Tiến Duật được giới nhà văn đánh giá cao và có nét độc đáo như: giọng điệu thơ sôi nổi, trẻ trung, vừa có cái “tinh nghịch”, vừa mang nhiều hàm ý sâu sắc. 

 

– Thơ ông tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua hình tượng người lính và nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.

 

– Vừa tham gia chiến đấu trong vai trò người lính, vừa quan sát chiến tranh trong tư cách một phóng viên mặt trận khiến thơ Phạm Tiến Duật vừa mang hơi thở thời đại, vừa có khí phách ngang tàng, bụi bặm của người lính thời chống Mỹ. 

 

2. Tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính lớp 9

a. Hoàn cảnh sáng tác Bài thơ về tiểu đội xe không kính

– “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được viết năm 1969, sau đó được in trong tập thơ “Vầng trăng quầng lửa”, xuất bản năm 1970. Đây là giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra cực kỳ khắc nghiệt ở cả hai miền Nam – Bắc.

 

– Hiện thực trong thời điểm ra đời bài thơ: từ 1959 đến 1975, nhờ tuyến đường Trường Sơn chúng ta đã vận chuyển được vào chiến trường miền Nam hơn một triệu tấn hàng và vũ khí nhưng đồng thời cũng bị máy bay Mỹ phá hủy gần 90 nghìn tấn hàng và 14.500 xe, máy. 

 

– Đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mỹ, được xem là tuyến vận tải chiến lược, nối hậu phương miền Bắc với tiền tuyến miền Nam. Trên đường Trường Sơn, sự sống và cái chết rất mong manh, không ai có thể đếm xuể những khó khăn chồng chất: ngày thường thì gập ghềnh hiểm trở; vào mùa mưa, nước mưa trút xuống tựa như thác đổ; mùa khô thì bụi bay mù trời. Được ngày trời quang mây tạnh thì giặc Mỹ liên tục trút mưa bom xuống những đoàn xe của quân ta. 

 

– Tuy khó khăn là thế nhưng niềm tin chiến thắng và ý chí quyết tâm đã giúp những đoàn xe không kính vượt lên tất cả. Với người lính lái xe khi ấy, cung đường nào, chuyến xe nào cũng đầy ắp những kỷ niệm, mà có đi hết cả cuộc đời, họ cũng chẳng thể nào quên. 

 

– Lấy cảm hứng từ người lính lái xe và chiến tranh, Phạm Tiến Duật đã sáng tác “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” khi đang trực tiếp chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn

 

b.  Ý nghĩa nhan đề “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

– Tác phẩm có nhan đề khá dài và đặc biệt: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Nhan đề bài thơ tưởng chừng như có chỗ thừa nhưng lại thu hút người đọc bởi vẻ khác lạ và độc đáo. Tên bài thơ hay ở sức gợi: gợi chất thơ của cuộc sống nơi chiến trường. Đặc biệt, thông qua nhan đề, người đọc có thể hình dung ra đối tượng chính tác giả muốn nhắc tới: những chiến xe không kính. 

 

Mục đích của việc đưa hình ảnh “tiểu đội xe không kính” được đưa vào nhan đề bài thơ:

 

– Nhằm gợi tả hiện thực trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước

 

– Đưa ra đối tượng tiêu biểu, tái hiện hiện thực  vô cùng gay go, khốc liệt của cuộc chiến.

 

– Ca ngợi vẻ đẹp của người lính lái xe với lòng dũng cảm, ý chí, nghị lực và sự kiên cường trong hành trình lái xe vượt Trường Sơn.

 

– Hai chữ “Bài thơ” làm nên sự đặc biệt trong nhan đề tác phẩm đã nói lên cách nhìn và cách khai thác hiện thực của tác giả: ngoài khơi gợi lại hiện thực tàn khốc của chiến tranh, ông muốn khai phá chất thơ từ hiện thực ấy, chất thơ có trong tâm hồn những người lính lái xe

 

– Nhan đề “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” không những giúp làm nổi bật chủ đề chính, mà còn thể hiện được cảm xúc ngợi ca, tự hào của tác giả về những người lính lái xe.

 

台長: blog share
人氣(53) | 回應(0)| 推薦 (0)| 收藏 (0)| 轉寄
全站分類: 電影賞析(電影情報、觀後感、影評)

是 (若未登入"個人新聞台帳號"則看不到回覆唷!)
* 請輸入識別碼:
請輸入圖片中算式的結果(可能為0) 
(有*為必填)
TOP
詳全文