24h購物| | PChome| 登入
2022-09-24 14:54:07| 人氣65| 回應0 | 上一篇 | 下一篇
推薦 0 收藏 0 轉貼0 訂閱站台

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỮA BỆNH CHÀM?

Chàm là bệnh ở da thường xảy ra với trẻ em, song thực tế tỷ lệ người lớn mắc chàm cũng gia tăng nhanh. Do liên quan đến yếu tố cơ địa, thời tiết và các chất tiếp xúc... nên chàm là bệnh rất khó chữa. Việc chọn không đúng thuốc và dùng không đúng cách sẽ làm bệnh nặng thêm hoặc không khỏi được.

Bệnh Chàm (ECZEMA )Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Chàm được biết đến là căn bệnh viêm da dị ứng và đặc điểm của nó là viêm và nổi mụn nhỏ, ngứa ngáy và loét. Nguyên nhân của chàm hiện nay chưa rõ nhưng có thể do cơ địa dị ứng (người mắc hen, viêm mũi dị ứng có nguy cơ cao mắc chàm), do kích thích của hóa chất như nước rửa chén, bột giặt, cao su, kim loại (chàm tiếp xúc). Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong sự xuất hiện của bệnh chàm. Thời tiết lạnh, stress, đổ mồ hôi nhiều và phấn hoa... cũng là những nguyên nhân có thể khiến da bị chàm.

Chàm được phân ra làm nhiều loại như:

Viêm da dị ứng: Thường xảy ra ở người có cơ địa dị ứng và có yếu tố di truyền. Triệu chứng hay gặp là ngứa ở mặt trong khuỷu tay, bụng chân, mặt. Chỗ bị ngứa có nhiều mụn nhỏ màu đỏ vỡ ra và chảy nước. Ngoài ra, da vùng này đóng vẩy và tróc ra.

Chàm ở tay: Gây ra bởi sự kích thích của hóa chất như bột giặt, chất tẩy rửa, găng tay cao su... hoặc không rõ nguyên nhân. Triệu chứng thường thấy là nổi mụn nước và ngứa, da đóng vẩy và tróc vẩy ra. Bệnh thường hết khi không còn tiếp xúc với hóa chất.

Chàm đồng tiền: Vết chàm có dạng tròn như đồng tiền, thường gặp ở người lớn. Chỗ bị chàm ngứa, da bị bong vẩy từng mảng.

Chàm thể tạng: Hay gặp ở những người có cơ địa giãn tĩnh mạch. Da dễ bị kích thích, viêm và chân bị phù.

Dùng thuốc như thế nào?

Do bệnh thường kéo dài dai dẳng khó điều trị dứt hẳn nên việc điều trị sẽ kéo dài. Vì vậy, người bệnh cần kiên trì chữa bệnh theo hướng dẫn của thầy thuốc. Có thể chia thuốc chữa chàm thành hai loại: thuốc dùng ngoài và thuốc uống.

Các thuốc dùng ngoài: Tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da cho phù hợp.

Hồ nước: Dùng trong giai đoạn đầu, da mới đỏ, chảy nước ít, có tác dụng làm dịu da, đỡ ngứa.

Dung dịch: Thường dùng dung dịch Jarish, thuốc tím 0,001%; vioform 1%. Dùng trong giai đoạn chàm bán cấp. Dùng gạc nhúng vào dung dịch, đắp nhiều lần lên nơi thương tổn.

Thuốc mỡ: Chủ yếu dùng trong giai đoạn chàm mạn tính. Việc dùng thuốc mỡ trong giai đoạn cấp tính đề phòng sẽ gây phản ứng mạnh. Các kháng sinh dạng thuốc mỡ như cream synalar-neomycin, cream celestoderm-neomycin, bôi khi có nhiễm khuẩn. Các thuốc mỡ chứa corticoid sử dụng để bôi trên tổn thương chàm khô, không nên dùng để bôi trong các trường hợp chàm nhiễm khuẩn. Không nên bôi quá nhiều (diện tích rộng) vì có thể gây biến chứng do tác dụng phụ của thuốc. Trường hợp mạn tính phải dùng khá lâu dài (có thể từ 12-15 tuần). Nếu dùng lâu dài, corticoid có thể gây tai biến ở da.

Thuốc uống:

Thuốc chống ngứa: Để chống ngứa, nên dùng một trong các thuốc chống dị ứng như sirô phenergan, sirô théralene, chlorpheniramin, cetirizine...

Thuốc chống bội nhiễm: Tùy theo tình trạng bội nhiễm, bác sĩ sẽ chọn lựa kháng sinh thích hợp. Trong trường hợp chàm có viêm da mủ, cần điều trị chống bội nhiễm bằng cách cho uống kháng sinh (amoxicilin, cephalosporin...).

Sử dụng thuốc cho bé bị chàm sữa

Bệnh chàm rất hay gặp ở trẻ em, còn gọi là chàm sữa, qua tuổi dậy thì, nhiều trường hợp bệnh sẽ tự khỏi. Việc dùng thuốc chữa bệnh chàm ở trẻ có những  lưu ý riêng vì da bé rất non nớt. Khi tổn thương đang nổi đỏ hoặc chảy dịch thì có thể bôi các loại thuốc dạng dung dịch mang tính sát khuẩn nhẹ như: thuốc tím 0,001%, hồ nước... Khi tổn thương da khô, đỏ, tróc vẩy thì có thể bôi các loại kem chứa corticoid nồng độ thấp trong thời gian ngắn (7-10 ngày). Trường hợp tổn thương da khô, dày sừng nhiều thì có thể dùng các loại thuốc mỡ chứa corticoid hoặc phối hợp chất tiêu sừng như salicylic acid. Không được dùng các dung dịch có acid boric cho trẻ em.

Lưu ý: Không dùng kháng sinh liều cao để điều trị chàm sữa, trừ khi bội nhiễm nhưng phải hết sức thận trọng vì dễ gây sốc phản vệ do dùng thuốc. Tránh tự ý mua thuốc bôi cho trẻ, cũng không nên đắp lá, thuốc theo dân gian vì sẽ làm bệnh nặng thêm. Thực tế, đã có một số bà mẹ tự ý ra nhà thuốc mua thuốc bôi nhiều loại, trong đó có corticoid và dùng dài ngày, khiến trẻ dễ gặp tác dụng phụ như bị nhiễm nấm, teo da, mất màu da. Ngoài ra, corticoid còn có thể khiến chàm lan rộng, nặng thêm và nhiễm khuẩn. Nếu dùng thuốc kéo dài có thể gây suy yếu tuyến thượng thận...

Thoa dầu dừa lên da hàng ngày sau khi tắm sẽ làm giảm triệu chứng của bệnh chàm. Nếu tôi biết được điều này 3 năm về trước thì có lẽ tôi đã không bị chứng đục nhãn mắt (cataract) do tác dụng phụ của thuốc nhỏ mắt Prednisone (khi bệnh chàm tấn công đến mắt, tôi phải nhỏ thuốc này để chống viêm).

Sau khi dùng dầu dừa nguyên chất thoa lên da được khoảng 10 ngày thì các triệu chứng của bệnh chàm hoàn toàn biến mất. Trong thời gian đó tôi chẳng thoa bất kì kem chứa cortisone nào khác. Không cần phải nói chắc các bạn cũng biết, tôi sẽ sử dụng dầu dừa như một cách chữa bệnh chàm trong suốt quãng đời còn lại của tôi.

Chữa bệnh chàm theo dân gian với lá ổi

Theo Đông y, lá ổi là thảo dược có khả năng chống viêm, cầm máu, tiêu trừ độc tố cơ thế hữu hiệu. Do đó, chúng thường được sử dụng để chữa các bệnh như nhiễm trùng, tiêu chảy, viêm da, chàm…

Theo y học hiện đại, các thành phần trong lá ổi như Flavonoid, Axit maslinic Tanin, Alpha limonene… có tác dụng chống viêm, chống nhiễm trùng. Đồng thời giúp làm dịu da, xóa bỏ cảm giác ngứa rát, khô da cho người bệnh.

Để thực hiện cách chữa bệnh chàm theo dân gian với lá ổi, người bệnh cần:

Chuẩn bị: 250 – 300g lá ổi tươi

Cách làm:

  • Chọn những lá ổi tươi, không có sâu bệnh mang đi rửa sạch, để thật ráo nước.
  • Đun sôi 1 lít nước rồi thả lá ổi vào, đun thêm 5-7 phút thì tắt bếp.
  • Khi nước lá ổi vẫn còn ấm, bạn dùng nước đó để rửa hoặc ngâm vùng da nhiễm bệnh trong vòng 30 phút.
  • Vệ sinh da nhẹ nhàng bằng nước lá ổi mỗi ngày một lần, duy trì trong vòng 1 tháng sẽ thấy bệnh dần cải thiện.

Trị chàm tại nhà bằng lá sim

Lá sim tính bình, vị chát, có khả năng chống viêm, diệt khuẩn, làm dịu da rất tốt. Theo các nghiên cứu hiện nay, lá sim chứa nhiều hoạt chất rhodomyrtone. Thành phần này có tính kháng sinh tự nhiên giúp ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả.

Để áp dụng bài thuốc này, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

  • Chuẩn bị: Hai nắm lá sim tươi
  • Rửa sạch lá sim rồi cho vào nồi cùng lượng nước vừa phải.
  • Đun đến khi nước cô đặc lại thành cao là được.
  • Làm sạch vùng da tổn thương rồi lấy một lượng cao lá sim vừa đủ bôi lên da.
  • Giữ nguyên trong khoảng 20 phút để các hợp chất thấm vào da. Sau đó rửa lại với nước sạch.

Thực hiện phương pháp chữa bệnh bằng lá sim 2 lần mỗi ngày. Sử dụng đều đặn trong nhiều ngày sẽ thấy tình trạng da được cải thiện.

Dùng cây núc nắc chữa bệnh chàm

Một trong những cách trị chàm theo dân gian hữu hiệu là dùng cây núc nắc. Loại thảo dược này có công dụng kháng viêm, diệt khuẩn, chống dị ứng và nâng cao sức đề kháng rất tốt. Không chỉ vậy, chúng còn giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa các dị nguyên có hại tấn công cơ thể.

Kết hợp núc nắc với các thảo dược khác sẽ tăng khả năng chữa trị bệnh chàm. Các bước tiến hành như sau:

Chuẩn bị:

  • 50g vỏ cây núc nắc và vỏ cây hòe
  • 30g hương nhu và lá khổ sâm

Cách thực hiện:

  • Đem tất cả nguyên liệu vào nồi, đun cùng với lượng nước vừa phải trong vòng 10 -15 phút.
  • Khi thấy nước chuyển màu thì tắt bếp để cho nguội bớt rồi đổ ra chậu nhỏ.
  • Ngâm hoặc rửa phần da bị nhiễm bệnh với hỗn hợp nước trên. Sau đó dùng nước độ ấm vừa phải để rửa sạch lại.

Thực hiện phương pháp này 1 lần/ngày, duy trì trong một thời gian sẽ thấy tác dụng.

Cách trị chàm theo dân gian bằng nha đam

Nha đam chứa hàm lượng nước, vitamin và các khoáng chất dồi dào rất hữu ích cho da. Các thành phần magie, acid salicylic, bradykinin… trong loại cây này giúp giảm kích ứng da, ngăn ngừa sưng viêm, sừng hóa. Đồng thời cung cấp độ ẩm cho làn da, kích thích quá trình sản sinh collagen.

Người bệnh có thể thực hiện cách trị bệnh chàm tại nhà bằng nha đam với các bước sau:

  • Lấy 1-2 nhánh nha đam, tách lấy phần gel (thịt) bên trong.
  • Làm sạch vùng da nhiễm chàm bằng khăn mềm.
  • Bôi gel nha đam lên vùng da tổn thương, nổi mẩn đỏ.
  • Giữ gel nha đam trên da trong vòng 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Bạn nên áp dụng cách chữa chàm với nha đam từ 2-3 lần/ngày để triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Sử dụng dưa leo để trị bệnh chàm tại nhà

Sử dụng dưa leo là cách trị chàm theo dân gian giúp bạn khỏi bệnh nhanh chóng. Hàm lượng nước, khoáng chất và vitamin trong loại quả này tăng độ ẩm cho da, giúp làm lành vùng da bị chàm. Chúng còn có khả năng làm giảm các cơn ngứa ngáy, cải thiện triệu chứng bong tróc da hữu hiệu.

Cách dùng dưa leo chữa bệnh chàm ngứa bao gồm các bước sau:

  • Đem 2 quả dưa leo rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút.
  • Thái dưa thành từng lát mỏng rồi để trong tủ lạnh khoảng 30 phút.
  • Sau đó lấy dưa leo ra đắp lên vùng da bị chàm trong vòng 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.

Bạn nên thực hiện phương pháp trên 2-3 lần/ngày để mau chóng khỏi bệnh.

Phòng khám ứng dụng những phương pháp Y học cổ truyền như châm cứu, bấm huyệt…. kết hợp với các bài thuốc Đông y  100% thiên nhiên để hồi phục sức khỏe cho bệnh nhân - SĐT: 0931 225 777  - Website: dongy.org

TOP 7 BÁC SĨ CHỮA BỆNH CHÀM UY TÍN Ở HCM

https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/cao-dang-duoc-ha-noi-xet-tuyen-hoc-ba-thpt-nam-2015-1435047353.htm
https://ione.vnexpress.net/cao-dang-duoc-ha-noi-xet-tuyen-nguyen-vong-2-3221850.html
https://www.provenexpert.com/phong-kham-y-hoc-co-truyen-sai-gon/

台長: dongysaigon
人氣(65) | 回應(0)| 推薦 (0)| 收藏 (0)| 轉寄
全站分類: 健康樂活(醫學、養生、減重)

是 (若未登入"個人新聞台帳號"則看不到回覆唷!)
* 請輸入識別碼:
請輸入圖片中算式的結果(可能為0) 
(有*為必填)
TOP
詳全文